Skip to main content
Surveillance
Self-Defense

Bảo vệ bản thân trên mạng xã hội

Cập nhật lần cuối: October 30, 2018

This page was translated from English. The English version may be more up-to-date.

Các trang mạng xã hội hiện là các trang web phổ biến nhất trên internet. Facebook có hơn một tỉ người dùng, và Instagram và Twitter có hàng trăm triệu người dùng. Mạng xã hội thường được xây dựng dựa trên ý tưởng chia sẻ các bài viết, hình ảnh, và các thông tin cá nhân. Tuy nhiên chúng cũng trở thành diễn đàn cho việc tổ chức và ngôn luận. Những sinh hoạt này cần đến quyền riêng tư và một mức độ ẩn danh nào đó.

Vì thế những câu hỏi dưới đây trở nên rất quan trọng cần xem xét khi sử dụng mạng xã hội: Bằng cách nào tôi có thể tương tác với các trang mạng này mà vẫn bảo vệ được bản thân tôi? Bảo vệ sự riêng tư của tôi? Bảo vệ danh tính của tôi? Bảo vệ các liên lạc và mối liên hệ của tôi? Thông tin nào mà tôi muốn giữ kín và không muốn cho ai xem thấy?

Tùy vào các tình huống, bạn có thể cần phải bảo vệ bản thân mình đối với chính các trang mạng xã hội đó, đối với những người dùng khác cùng mạng, hoặc là cả hai.

Sau đây là một số lời khuyên cần ghi nhớ khi thiết lập tài khoản: anchor link

  • Bạn có muốn sử dụng tên thật không? Một số mạng xã hội có cái gọi là “chính sách tên thật”, nhưng chính sách này ngày càng lỏng lẻo. Nếu bạn không muốn sử dụng tên thật để đăng ký thì đừng.
  • Khi đăng ký, không nên cung cấp quá nhiều thông tin hơn mức cần thiết. Nếu bạn có nhu cầu ẩn danh, hãy dùng một địa chỉ email riêng và tránh cung cấp số điện thoại của bạn. Cả hai mảnh thông tin này có thể giúp nhận diện cá nhân bạn và cho thấy mối liên hệ giữa các tài khoản khác nhau.
  • Cẩn thận khi chọn hình ảnh hồ sơ hoặc hình ảnh đại diện. Bên cạnh siêu dữ liệu bao gồm thời gian và địa điểm khi hình được chụp, tự bản thân tấm hình có thể tiết lộ một số thông tin khác. Trước khi chọn một tấm hình, tự hỏi: hình được chụp trước cửa nhà hay văn phòng? Có thấy bản tên đường trong hình không?
  • Lưu ý là địa chỉ IP của bạn có thể bị lưu lại khi bạn đăng ký.
  • Chọn mật khẩu mạnh và, nếu được, bật mở chức năng xác minh hai-bước.
  • Lưu ý đến câu hỏi phục hồi mật khẩu , các câu trả lời có thể được khai thác trong chi tiết trang mạng xã hội của bạn. Ví dụ như: “Bạn sinh ra ở thành phố nào?” hoặc “Tên thú nuôi của bạn là gì?” Bạn nên chọn các câu trả lời tầm bậy. Một phương pháp hay để nhớ câu trả lời phục hồi mật khẩu nếu bạn chọn trả lời tầm bậy là ghi lại các câu trả lời trong một phần mềm quản lý mật khẩu .

Xem lại chính sách quyền riêng tư của trang mạng xã hội anchor link

Thông tin được lưu trữ bởi bên thứ ba bị lệ thuộc vào chính sách của họ và có thể bị sử dụng cho mục đích thương mại hoặc chia sẻ cho các công ty khác, ví dụ như các hãng tiếp thị. Tuy biết rằng đọc hết các chính sách quyền riêng tư gần như là việc bất khả thi, nhưng có lẽ bạn nên xem qua chương mục về cách mà dữ liệu của bạn được sử dụng, khi nào dữ liệu bị chia sẻ với bên thứ ba, và bằng cách nào dịch vụ này đáp ứng yêu cầu của cơ quan công lực.

Các trang mạng xã hội, thường là các doanh nghiệp vì lợi nhuận, thường xuyên thu gom các thông tin nhạy cảm bên ngoài những thông tin bạn cung cấp- như địa điểm của bạn, sở thích và các mẩu quảng cáo bạn bấm vào, các trang mạng nào bạn ghé thăm (ví dụ như thông qua nút “Thích”). Nên xét đến việc ngăn chận các cookies của bên thứ ba và sử dụng phần mở rộng trình duyệt ngăn chặn theo dõi để đảm bảo các thông tin phụ trội không bị chuyển cho bên thứ ba.

Thay đổi Thiết đặt Quyền Riêng tư anchor link

Nói cho rõ là đổi thiết đặt mặc định. Ví dụ như, bạn có muốn chia sẻ các bài viết với tất cả mọi người không, hay chỉ với một nhóm người nào đó thôi? Mọi người có thể liên lạc với bạn qua email hoặc số điện thoại không? Bạn có muốn địa chỉ của bạn được chia sẻ tự động không?

Mặc dầu mỗi mạng xã hội có cách thiết đặt đặc thù, có một số điểm chung như sau.

  • Thiết đặt riêng tư thường để trả lời các câu hỏi sau đây: “Những ai xem được những gì?” Nơi đây bạn có thể tìm thấy thiết đặt mặc định về đối tượng (“công chúng,” “bạn của bạn mình,” “bạn mình thôi,” v.v…), địa điểm, hình ảnh, thông tin liên lạc, gắn thẻ, và người khác có thể tìm hồ sơ của bạn không.
  • Thiết đặt bảo mật (đôi khi được gọi là “an toàn”) nhiều phần liên quan đến việc chặn hay tắt tiếng các tài khoản khác, và bạn có muốn và cách nào để được thông báo khi có ai đó tìm cách đăng nhập vào tài khoản của bạn. Có khi bạn sẽ thấy thiết đặt về đăng nhập—như xác minh hai-bước và email hay điện thoại dự phòng—trong phần này. Có khi những thiết đặt về đăng nhập sẽ nằm trong phần thiết đặt tài khoản hoặc thiết đặt đăng nhập, cùng với tùy chọn để đổi mật khẩu.

Tận dụng tính năng “kiểm tra” bảo mật và riêng tư. Facebook, Google, và những trang web lớn thường có tính năng “kiểm tra bảo mật”. Loại hướng dẫn có tính cách dìu dắt này sẽ đưa bạn đi qua các thiết đặt phổ thông về riêng tư và bảo mật. Với ngôn ngữ bình dị dễ hiểu đây là tính năng rất tốt và bổ ích cho người dùng.

Lưu ý là cách thiết đặt riêng tư có thể được thay đổi. Nhiều lúc các thiết đặt này ngày càng mạnh hơn và chi tiết hơn, nhiều lúc thì không. Cần chú ý đến những thay đổi này để xem có loại thông tin nào từng là riêng tư bây giờ lại được chia sẻ, hoặc nếu có thêm thiết đặt nào cho phép bạn kiểm soát nhiều hơn quyền riêng tư của mình.

Tách bạch các tài khoản khác nhau anchor link

Đối với một số người, tách rời danh tính của các tài khoản khác nhau ra là điều tối quan trọng. Điều này có thể áp dụng cho các trang web hẹn hò, hồ sơ nghề nghiệp, tài khoản ẩn danh, và tài khoản trong một số cộng đồng.

Số điện thoại và hình ảnh là hai loại dữ liệu cần lưu ý. Đặc biệt hình ảnh có thể vô tình chỉ ra mối liên hệ giữa các tài khoản mà bạn muốn tách rời. Đây là một vấn đề thường gặp với các trang web hẹn hò và hồ sơ nghề nghiệp. Nếu bạn muốn tiếp tục ẩn danh hoặc giữ danh tính của một số tài khoản tách rời ra, thì dùng hình ảnh nào mà bạn không có dùng nơi nào khác trên mạng. Để kiểm tra điều này, dùng chức năng tìm ngược lại hình ảnh của Google. Một số yếu tố khác có thể làm lộ ra mối liên hệ giữa các tài khoản là tên của bạn (ngay cả nick) và địa chỉ email. Nếu bạn khám phá ra có dữ liệu nào xuất hiện ở một nơi mà bạn không ngờ đến, đừng sợ hay hoảng lên. Thay vào đó, giải quyết từng bước một: thay vì tìm cách xóa sạch tất cả thông tin của bạn trên mạng, nên tập trung vào dữ liệu đó, xem nó ở đâu, và có thể làm gì với nó.

Làm quen với các cài đặt nhóm Facebook anchor link

Nhóm Facebook ngày càng trở thành nơi sinh hoạt xã hội, vận động, và một số hoạt động có thể nhạy cảm. Các cài đặt nhóm có thể khá rối. Nên tìm hiểu rõ hơn về cài đặt nhóm, và nếu các thành viên trong nhóm muốn tìm hiểu thêm về cài đặt nhóm, và làm việc người trong nhóm để giữ cho nhóm Facebook riêng tư và bảo mật.

Riêng tư là môn thể thao đồng đội anchor link

Đừng chỉ lo phần thiết đặt và hoạt động của mạng xã hội cho riêng mình. Trao đổi với bạn bè về những thông tin có thể nhạy cảm mà đôi bên vô tình tiết lộ ra trên mạng. Ngay cả khi bạn không có tài khoản mạng xã hội, hay khi bạn tự gỡ thẻ ra khỏi các bài đăng, bạn bè vẫn có thể vô tình nhận diện bạn, thông báo địa điểm của bạn, và tiết lộ mối liên hệ đôi bên ra với công chúng. Bảo vệ quyền riêng tư không có nghĩa là chỉ lo cho phần mình, mà còn phải lo cho nhau.