Skip to main content
Surveillance
Self-Defense

Đánh Giá Rủi Ro của Bạn

Cập nhật lần cuối: January 10, 2019

This page was translated from English. The English version may be more up-to-date.

Tìm cách bảo vệ tất cả dữ liệu của bạn để không bị đánh cắp bất cứ lúc nào là một việc rất mệt mỏi và không thực tế. Nhưng bạn đừng lo! Bảo mật là một tiến trình, và với việc lên kế hoạch thận trọng, bạn có thể đánh giá được điều gì phù hợp cho chính mình. Bảo mật không phải là những công cụ bạn sử dụng hay phần mềm bạn tải xuống. Nó bắt đầu bằng cách hiểu rõ những mối đe dọa đặc thù bạn đang đối diện và làm sao để bạn đối phó với chúng.

Trong vấn đề an toàn vi tính, mối đe dọa là một sự kiện tiềm tàng có thể phá vỡ nỗ lực bảo vệ dữ liệu của bạn. Bạn có thể đối phó với mối đe dọa đang gặp phải bằng cách xác định cái gì cần được bảo vệ và ai là đối thủ . Tiến trình này gọi là “mô thức đe dọa .”

Hướng dẫn này chỉ cho bạn các xác định mô thức đe dọa, hay là làm sao để đánh giá rủi ro về thông tin số của bạn và làm sao xác định giải pháp nào tốt nhất.

Mô thức đe dọa trông như thế nào? Giả sử như bạn muốn giữ cho nhà cửa và tài sản an toàn, sau đây là một số câu hỏi bạn có thể hỏi:

Trong nhà có cái gì quý giá để bảo vệ?

  • Tài sản có thể bao gồm: nữ trang, thiết bị điện tử, hồ sơ tài chính, hộ chiếu, hình ảnh

Kẻ nào có thể đánh cắp?

  • Đối thủ có thể bao gồm: kẻ trộm, người chung phòng, khách

Xác suất cần bảo vệ như thế nào - cao hay thấp?

  • Tình trạng trộm cắp trong xóm thế nào? Người chung phòng, khách có tin tưởng được không? Khả năng của đối thủ đến đâu? Những rủi ro nào cần phải xét đến?

Hệ quả tệ hại như thế nào nếu tôi bảo vệ không thành?

  • Tôi có vật gì trong nhà không thể thay thế được? Tôi có tiền hay thời giờ để thay thế những vật đó không? Tôi có bảo hiểm cho những vật bị đánh cắp không?

Tôi sẽ chịu bỏ ra bao nhiêu công sức để ngăn ngừa không cho xảy ra?

  • Tôi có sẳn sàng mua một két sắt để giữ hồ sơ quan trọng? Tôi có tiền mua ổ khóa tốt hơn? Tôi có thời giờ để ra ngân hàng thuê két sắt và giữ vật liệu quý giá trong đó?

Một khi đã tự hỏi mình những câu hỏi này, bạn đã sẵn sàng để đánh giá những biện pháp nào cần có. Nếu có tài sản quý giá, nhưng độ rủi ro bị mất trộm lại thấp, thì bạn có thể không cần mua ổ khóa thật mắc tiền. Nhưng, nếu độ rủi ro cao, bạn sẽ muốn mua ổ khóa tốt nhất trên thị trường, và xét đến việc cài đặt hệ thống báo động chống trộm.

Lập ra một mô thức đe dọa giúp bạn hiểu rõ các mối đe dọa đặc thù đang đối diện, tài sản của bạn, đối thủ là ai, khả năng của đối thủ, và độ rủi ro nhiều hay ít gặp phải.

Mô thức đe dọa là gì và tôi bắt đầu thế nào? anchor link

Mô thức đe dọa giúp bạn nhận diện những mối đe dọa đối với tài sản của bạn và xác định kẻ nào là đối thủ cần phải ngăn chặn. Khi lập ra một mô thức đe dọa, bạn trả lời năm câu hỏi sau đây:

  1. Tôi muốn bảo vệ cái gì?
  2. Ai là kẻ đe dọa?
  3. Kết quả tệ hại thế nào nếu tôi thất bại?
  4. Xác suất cần bảo vệ cao hay thấp?
  5. Tôi chịu bỏ ra bao nhiêu công sức để ngăn ngừa hệ quả xấu xảy ra?

Hãy xem xét từng câu hỏi này.

Tôi muốn bảo vệ cái gì? anchor link

Tài sản là những gì bạn quý giá và muốn bảo vệ. Khi chúng ta nói về an ninh số, tài sản đề cập trong câu hỏi trên thông thường là các thông tin. Ví dụ như địa chỉ mail, danh sách liên lạc, tin nhắn, địa điểm và các tập tin, tất cả đều là tài sản. Kể cả các thiết bị của bạn cũng là tài sản.

Hãy liệt kê danh sách tài sản của bạn: dữ liệu đang lưu giữ, nơi lưu giữ, người nào có thể truy cập chúng, và điều gì làm người khác không thể truy cập dữ liệu đó.

Ai là kẻ đe dọa? anchor link

Để trả lời câu hỏi này, thì điều quan trọng là nhận ra ai muốn nhắm vào bạn và thông tin của bạn. Một người hoặc thực thể nào đó là mối đe dọa đối với tài sản của bạn là một “đối thủ”. Ví dụ của những đối thủ tiềm tàng có thể là sếp của bạn, đối tác trước đó, cạnh tranh kinh doanh, chính quyền hoặc tin tặc trên mạng.

Soạn ra danh sách đối thủ của bạn, hay những người muốn chiếm lấy tài sản của bạn. Danh sách này có thể bao gồm các cá nhân, cơ quan chính quyền, hoặc công ty.

Tùy thuộc đối thủ của bạn là ai, mà đôi khi trong một số tình huống bạn cần phải tiêu hủy danh sách này sau khi đã làm xong mô thức đe dọa.

Kết quả tệ hại thế nào nếu tôi thất bại? anchor link

Có rất nhiều cách mà đối thủ có thể gây ra đe dọa cho dữ liệu của bạn. Ví dụ như, một đối thủ có thể đọc được các trao đổi riêng của bạn xuyên qua mạng, hoặc chúng có thể xóa hoặc làm hỏng dữ liệu của bạn.

Các đối thủ tấn công với rất nhiều các động cơ khác nhau. Một chính quyền tìm cách ngăn chận không cho lan truyền một clip video có hình ảnh bạo lực của công an có thể chỉ muốn xóa hoặc tìm cách giới hạn sự phổ biến của video đó. Ngược lại, một đối thủ chính trị có thể muốn lấy các nội dung bí mật và công bố nội dung đó mà bạn không biết.

Mô thức đe dọa còn bao gồm việc hiểu rõ hệ quả sẽ tệ hại thế nào nếu đối thủ lấy được tài sản của bạn. Để xác định điều này, bạn cần xem xét khả năng của đối thủ. Thí dụ như, công ty điện thoại truy cập được tất cả thông tin cuộc gọi của bạn và do đó có khả năng dùng các dữ kiện đó chống lại bạn. Tin tặc trong một mạng Wi-Fi mở có thể xem được các trao đổi không mã hóa . Chính quyền của bạn có thể có những khả năng mạnh hơn thế.

Hãy viết xuống những điều mà đối thủ của bạn muốn làm với dữ liệu riêng của bạn.

Xác suất cần bảo vệ cao hay thấp? anchor link

Rủi ro là xác suất một mối đe dọa nào đó đối với một tài sản nào đó sẽ xảy ra. Điều này đi liền với khả năng của kẻ tấn công. Trong khi nhà mạng điện thoại di động có thể truy cập vào dữ liệu của bạn nhưng độ rủi ro mà họ sẽ đưa các dữ liệu cá nhân đó lên mạng để bôi bẩn tên tuổi bạn thì lại thấp.

Phân biệt giữa mối đe dọa và rủi ro là điều rất quan trọng. Trong khi mối đe dọa là một chuyện xấu có thể xảy ra, rủi ro là xác suất mối đe dọa có thể xảy ra. Ví dụ như, có mối đe dọa rằng tòa nhà của bạn có thể sẽ bị sụp đổ, nhưng xác suất xảy ra điều này ở San Francisco (nơi có rất nhiều động đất) lớn hơn so với ở Stockholm (nơi không có động đất).

Thực hiện phân tích rủi ro là tiến trình cá nhân và chủ quan; không phải tất cả mọi người đều có những ưu tiên giống nhau hoặc cách nhìn về mối đe dọa giống nhau. Rất nhiều người thấy rằng các mối đe dọa là thứ không thể chấp nhận được, dù cho mức độ rủi ro thế nào đi nữa. Bởi vì sự xuất hiện đe dọa ở bất kỳ mức độ nào đều không xứng với cái giá phải trả. Trong nhiều trường hợp khác, nhiều người xem thường rủi ro vì họ không thấy có vấn đề gì với những mối đe dọa.

Viết xuống những mối đe dọa nào bạn sẽ không coi thường, và những mối đe dọa nào rất hiếm hoi hoặc vô hại (hoặc quá khó để đối phó) để mà phải lo.

Tôi chịu bỏ ra bao nhiêu công sức để ngăn ngừa hệ quả xấu xảy ra? anchor link

Trả lời câu hỏi này đòi hỏi phải làm phân tích rủi ro. Không phải tất cả mọi người đều có những ưu tiên giống nhau hoặc cách nhìn về mối đe dọa giống nhau.

Lấy thí dụ, một luật sư bảo vệ cho thân chủ trong một vụ pháp lý về an ninh quốc phòng có lẻ sẽ bỏ nhiều công sức để bảo vệ việc liên lạc, trao đổi liên quan đến vụ việc, như dùng email có mã hóa, trong khi một bà mẹ thường gửi email cho con gái trao đổi chuyện bình thường thì có lẻ không.

Viết xuống những chọn lựa sẵn có để giúp bạn làm giảm thiểu các mối đe dọa. Lưu ý đến những giới hạn về tài chính, kỹ thuật, hay xã hội.

Có thói quen thường xuyên làm mô thức đe dọa anchor link

Luôn nhớ là mô thức đe dọa của bạn có thể đổi khi tình huống của bạn đổi. Do đó, thường xuyên làm mô thức đe dọa là một thói quen tốt.

Lập ra mô thức đe dọa riêng cho bạn dựa vào tình huống đặc thù của bạn. Rồi đánh dấu vào trong lịch một ngày nào đó tương lai. Để đến lúc đó nhắc bạn duyệt lại mô thức đe dọa và đánh giá lại xem nó vẫn còn thích hợp với tình huống của bạn hay không.